Kinh nghiệm khám phá Cửu Phần (Jiufen), Thập Phần (Shifen), Đài Loan

Nếu bạn thuộc tuýp người yêu mến những giá trị hoài cổ, thích tìm hiểu các nét văn hóa truyền thống hoặc đơn giản muốn tìm một nơi khác biệt với trung tâm Đài Bắc đông đúc thì phố cổ Cửu Phần (Jiufen) và Thập Phần (Shifen) của Đài Loan là một lựa chọn thú vị dành cho bạn. Nét cổ kính từ con đường, hẻm nhỏ, kiến trúc độc đáo của các ngôi nhà từ thời Thanh sẽ như đưa bạn quay về với quá khứ. Và những làng cổ, phố cổ luôn là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch, đó cũng là lý do Cửu Phần, Thập Phần luôn thu hút một lượng khách du lịch lớn hàng năm khi đến Đài Loan

CỬU PHẦN

1.Cửu Phần ở đâu?

Jiufen hay còn gọi là làng cổ Cửu Phần là một làng cổ tọa lạc trên ngọn núi Keelung, thị trấn Thụy Phương, Thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Nơi đây được du khách yêu mến bởi vẫn còn lưu trữ trọn vẹn nét kiến trúc hoài cổ, đơn sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn. Ngôi làng cổ xưa cách biệt hoàn toàn so với thế giới bên ngoài tử thời nhà Thanh nhưng đến tận cuối thế kỷ 19 mới được Nhật Bản phát hiện ra trong quá trình chiếm đóng Trung Quốc.

Cảnh đẹp cổ kính ở phố cổ Cửu Phần (Jiufen), Đài Loan

Sở dĩ nơi đây có tên Cửu Phần là do khi được phát hiện ra ngôi làng chỉ có 9 hộ dân sinh sống. Bởi vậy mà nó được gọi là Cửu Phần. Lúc này, hệ thống giao thông còn thô sơ khiến việc đi lại mua sắm rất bất tiện. Do đó, bất cứ một nhà nào ra ngoài mua hàng hóa hoặc thức ăn họ đều mang đủ 9 phần về chia đều cho 9 gia đình.

Hiện nay, dân số tại ngôi làng này đã tăng lên đáng kể với hơn 4000 hộ dân, thị trấn tràn ngập các quán cà phê, quán trà và cửa hàng lưu niệm theo phong cách Trung Hoa và Nhật Bản cổ điển.

2. Đi đến Cửu Phần bằng cách nào?

Có rất nhiều cách để đến Làng cổ Cửu Phần (Jiufen) và phố cổ Thập Phần (Shifen) từ trung tâm Đài Bắc. Tuy nhiên, dân du lịch thường chọn 1 trong 2 cách: Đi xe bus hoặc thuê xe riêng. Nếu đi đoàn đông thì nên thuê xe riêng sẽ thuận tiện và rẻ hơn. Còn nếu đi 1 – 2 mình hoặc du lịch bụi thì nên chọn xe bus. Dưới đây là hướng dẫn đi xe bus từ Taipei đến Cửu Phần – Thập Phần.

##Xe bus Tuyến 965 (Vé này có thể mua trên Klook để được giá tốt và không phải chen lấn chờ đợi)

Xe buýt Taipei 965 là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất cho những ai không muốn đổi xe buýt và thích tuyến đường đi thẳng từ trung tâm Đài Bắc đến làng cổ Cửu Phần.
‧ Nếu khởi hành từ Ga Ximen (Đài Bắc-Taipei), hành trình mất khoảng 1 đến 1,5 giờ.
‧ Giá vé: ~90 NTD.
‧ Tần suất khoảng 30 phút vào giờ cao điểm và 40 – 60 phút vào giờ thấp điểm.
‧ Vào giờ cao điểm, bạn không nên lên xe tại Ga Beimen hoặc Ga Zhonghua North Road để đảm bảo có chỗ ngồi. Bạn cũng có thể kiểm tra trang web chính thức hoặc ứng dụng xe buýt của Đài Bắc để biết thông tin xe buýt theo thời gian thực

Lộ trình của Xe buýt 965
– Xe buýt Taipei 965 là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất cho những ai không muốn đổi xe buýt và thích tuyến đường đi thẳng từ trung tâm Đài Bắc đến làng cổ Cửu Phần.
-Giá vé: ~90 NTD.
-Tần suất khoảng 30 phút vào giờ cao điểm và 40 – 60 phút vào giờ thấp điểm.

##MRT- Từ Ga chính ở Đài Bắc đi tàu điện ngầm MRT Blue line (màu xanh dương) Bannan đến trạm Zhongxiao Fuxing (忠孝復興), sau đó bạn đi ra cổng Exit 2 và đi bộ khoảng 2 phút để đến trạm xe buýt bên ngoài cửa hàng Sogo. Tại đây, bạn đón xe buýt số 1062 đến Cửu Phần.

. Giá vé MRT khoảng 98NDT (76.000 VNĐ)‧
‧ Hành trình mất khoảng 1 đến 1,5 giờ.

TUY NHIÊN, theo Kame thì bạn nên thuê xe riêng để chủ động đi kết hợp cả công viên quốc gia Dã Liễu (Yehliu), Cửu Phần (Jiufen) và Thập Phần (Shifen) trong cùng một ngày. Vừa chủ động được thời gian, không phải mất nhiều giờ chờ đợi và thậm chí phải đứng hàng giờ trên xe bus vì không có chỗ ngồi, vừa tránh nắng tránh mưa, đảm bảo sức khỏe và tinh thần thoái mái khám phá hành trình.

3. Đến làng cổ Jiufen vào thời điểm nào tốt nhất?

Với làng cổ Jiufen, bạn có thể đến khám phá vào bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, để tận hưởng thời tiết mát mẻ dễ chịu khi du lịch thì bạn nên đến đây vào tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11.

Bên cạnh đó, tốt nhất là nên đi vào các ngày trong tuần, bởi vào cuối tuần du khách đông nên có thể các phương tiện di chuyển đến Jiufen sẽ hết chỗ ngồi. Ngoài ra, hàng quán ở đây đóng cửa rất sớm, khoảng 6 – 7 giờ tối, nên nếu muốn đi ăn bạn phải đi sớm nhé!

4.Phần có gì đặc biệt?

** Kiến trúc truyền thống cổ xưa:

Ngôi làng cổ Cửu Phần luôn là địa điểm vô cùng thu hút du lịch bởi những nét đẹp truyền thống rất đỗi bình yên, nét độc đáo thu hút hàng nghìn du khách đến với Jiufen ở Đài Loan chính là ngôi làng được xây dựng ôm sát triền núi cực Bắc Đài Loan tạo ra vị trí “ỷ sơn diện hải” rất đặc biệt, với những bậc thang uốn khúc quanh co trong làng cổ nhìn từ xa xa.

Vị trí “ỷ sơn diện hải” của làng cổ Cửu Phần (jiufen) Đài Loan

Phần lớn các điểm tham quan tập trung dọc theo các bậc đá cuội của Đường Shuqi (豎崎路) giữa Trường tiểu học Jiufen và đồn cảnh sát Jiufen. Ba con đường chạy vuông góc với Đường Shuqi (Phố Jishan, Đường Qiche và Đường Qingbian) đều có nhiều cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê. Bên cạnh những con đường chính, còn có rất nhiều ngõ hẻm nhỏ uốn lượn xung quanh, bạn có thể rẽ vào bất kỳ ngõ nào cũng có thể chụp được ảnh đẹp.

Các gian hàng tại khu làng Cửu Phần thường được treo những chiếc đèn đỏ kết hợp với khói nghi ngút từ những gian hàng đồ ăn tạo nên một hình ảnh vừa huyền ảo thơ mộng lại rất đỗi yên bình.

Nếu bạn là một người yêu thích vận động và khám phá, hãy thử leo núi Bình Trà Vô Nhĩ để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của ngôi làng cổ với núi non trùng điệp. Vừa nhâm nhi một tách trà vừa ngắm trọn Cửu Phần dưới đôi mắt thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.

**Thiên đường ẩm thực 

Một điểm đến vô cùng thu hút du khách đam mê khám phá văn hoá ẩm thực Đài Loan chính là Cửu Phần. Thông thường, khi thuê xe lên Cửu Phần như Kame thì bạn sẽ được thả tại trạm dừng chân lưng chừng dốc, gần cửa hàng tiện lợi 7Eleleven. Bạn chỉ cần đi thêm một vài bước là đã bước vào thế giới riêng của Cửu Phần với các hàng quán san sát nhau trong một con phố chưa đến 3m, cảm nhận cứ như đang được dạo bước trên con phố đông đúc mà chỉ có trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc vậy.

Ngôi làng cổ Cửu Phần nổi tiếng là thiên đường ăn vặt với nhiều món ăn đường phố vô cùng hấp dẫn về phần nhìn. Ngay từ đầu phố là các hàng quán bày bán món nướng đủ màu sắc thơm lừng (tuy nhiên mình ăn thấy không hợp vị vì hơi nhạt).

Đi sâu vào sủi cảo, xúc xích nướng, mì bò viên, bánh bao, dimsum, đậu phụ thối và những món chè truyền thống của Đài Loan.

Hàng quán đầy ắp các món ăn đặc sản nơi đây, cũng có nhiều cửa hàng bán quà lưu niệm, đặc biệt nên mua bánh quy kẹp bơ về làm quà, mình thử rất nhiều vị và vị nào cũng ngon.

Các món ăn đặc sản nơi đây được bày bán đầy ắp ở các quầy hàng
Khuyến khích mua món bánh quy này về làm quà
Món bánh quy kẹp bơ làm tại chỗ này rất ngon

Đến với ngôi làng Cửu Phần, bạn cũng nên có thể ghé thưởng thức hương vị trà thanh tao ở các hàng quán dọc phố hay ngồi trong một quán Café nhỏ nào đấy để ngắm nhìn dòng khách du lịch đang chen chúc chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm.

Dạo quanh các ngõ nhỏ trong phố cổ bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hàng trà thế này, họ pha sẵn trà ngon và mời bạn dùng thử, sau đó là ưng thì mua về làm quà

Hoặc phóng tầm mắt xa xa ra núi non trùng điệp. Những giây phút yên bình ấy chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc thật khó có được trong cuộc sống xô bồ thường ngày.

LÀNG MÈO HẦU ĐỘNG (HOUTONG)

Sau khi khám phá thăm quan ngôi làng cổ Cửu Phần thì bạn có thể bắt xe bus tiếp tục hành trình khám phá Thập Phần. Đến Thập Phần bạn sẽ đi qua Làng Mèo Hầu Động với vô vàn các chú mèo trắng cực kỳ dễ thương tại Đài Loan. Do mình không hứng thú với làng mèo Houtong lắm nên đã bỏ qua chỗ này, bạn nào yêu thích mèo có thể ghé đây tham quan

Ảnh: Sưu tầm

Nằm dọc theo sông Keelung, ngôi làng Hầu Động (tên tiếng Anh là Houtong) từng là một làng khai thác than lớn nhất Đài Loan, với hơn 6.000 người sinh sống. Vào những năm 1990, các mỏ khai thác đóng cửa khi tài nguyên dần cạn kiệt và người làng Hầu Động cứ thế thưa thớt đi, chỉ còn lại vài trăm người.

Năm 2008, một nhóm tình nguyện viên chăm sóc mèo hoang ở Hầu Động bắt đầu đăng những bức ảnh về câu chuyện của ngôi làng. Câu chuyện này gây xôn xao trên mạng xã hội, thu hút du khách và cả tình nguyện viên đến đây.

Chỉ trong chưa đầy hai năm, Houtong, nằm cách Đài Bắc 35 km về phía đông ở quận Ruifang, trở thành một thiên đường của mèo. Ngày nay, hơn 200 con mèo sống ở Houtong. Những chú mèo không chỉ đem lại sức sống cho ngôi làng khi khách du lịch kéo đến, ngành du lịch địa phương cũng phất lên như diều gặp gió từ đó đến nay. Các cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng… đều đông khách mỗi cuối tuần.

Ảnh: Sưu tầm

Dù hầu hết mèo sống trong làng đều là mèo hoang, chúng đã quen với con người. Chúng được dân làng và du khách cho ăn uống no nê hàng ngày. Một nhóm tình nguyện nhỏ, có bác sĩ thú y hỗ trợ, sẽ chăm sóc những con mèo của Hầu Động bằng cách tiêm vaccine, thiến và cấy microchip để theo dõi số lượng, hành vi của chúng.

THẬP PHẦN (SHIFEN)

1. Đôi nét về Thập Phần

Thập Phần là con phố lâu đời nằm ở Quận Pingxi, TP. Tân Bắc, Đài Loan, nơi được biết đến với những giá trị văn hóa cổ xưa hơn 100 năm tuổi. Thập Phần có thể được hiểu là hoàn hảo, mười phân vẹn mười bởi nơi đây thường diễn ra các hoạt động thắp thiên đăng để cầu chúc những điều may mắn. 

Ngôi làng Thập Phần vốn là vùng đất canh tác nông nghiệp, vì vậy nơi đây luôn mang trong mình khung cảnh bình yên, bao trùm nét cổ kính.

Tương truyền trước đó nơi đây thường xuyên bị thổ phỉ tấn công, cướp bóc. Bởi vậy mà người dân thường di chuyển lên núi tránh nạn. Sau một vài ngày sẽ có những người khoẻ mạnh nhất trở về làng để thăm dò, kiểm tra. Nếu bọn cướp đã bỏ đi thì họ sẽ đốt đèn thả lên trời để báo hiệu. 

Khu phố cổ nằm ngay sát một đường ray xe rửa, trước đây nó được xây dựng để vận chuyển than. Hiện nay người dân tận dụng các khu vực ở hai bên đường ray để mở các gian hàng bán đồ lưu niệm, các loại đồ uống, thức ăn đường phố. Đường ray này vẫn còn hoạt động, lâu lâu bạn sẽ thấy có vài chuyến tàu lửa chạy qua. Chính điều này đã tăng thêm sức hút vô cùng lớn đối với khách du lịch đài loan khi đến đây.

2. Đi đến Thập Phần bằng cách nào?

#Bus# Xe buýt phổ biến nhất từ ​​Đài Bắc đến Cửu Phần là xe buýt số 1062 do công ty xe buýt Keelung điều hành, đi thẳng từ ga tàu điện ngầm Zhongxiao Fuxing đến Cửu Phần, tiếp tục đến trạm dừng cuối là Chùa Quanji, qua Công viên sinh thái vàng Jinguashi vài điểm dừng trước khi quay trở lại Đài Bắc theo cùng tuyến đường. Thời gian di chuyển khoảng 1,5 giờ. Ngoài ra còn có tuyến tuyến số 795 từ Đài Bắc để đến Phố cổ Thập Phần. Giá cho một chiều đi là 45 Đài tệ, với lộ trình rơi vào khoảng 2.5 tiếng.

#MRT# Bạn chỉ cần đi tàu MRT từ sân bay Đào Viên đến ga Đài Bắc, rồi chuyển sang tuyến MRT xanh lá để đến ga Thập Phần (Shifen). Giá vé là 160 TWD (122.000 VND). Thời gian di chuyển khoảng 50 phút

#Thuê xe riêng# để chủ động đi kết hợp cả công viên quốc gia Dã Liễu (Yehliu), Cửu Phần (Jiufen) và Thập Phần (Shifen) trong cùng một ngày.

3. Đến Thập Phần vào thời điểm nào?

Phố cổ Thập Phần sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, nên gần như bạn đến Thập Phần thời điểm nào cũng đẹp, tránh mùa mưa bão thôi (tháng 7-9). Tuy nhiên mọi người hay đến Thập Phần vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) hoặc mùa thu (từ tháng 10 đến tháng 12). Đây là hai thời điểm Thập Phần sở hữu khí hậu dễ chịu nhất trong năm, trời trong, nắng ráo và mát mẻ, phù hợp để tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá.

4. Thập Phần có gì?

**Thả đèn trời ở phố cổ Thập Phần:

Truyền thuyết kể rằng, ai đến thả đèn trời ở làng cổ Thập Phần và cầu nguyện, ước mơ của họ sẽ trở thành hiện thực. Đây không chỉ là nơi du khách đến tham quan, mà còn là một nơi để họ dành thời gian để kết nối với tâm hồn và khát khao của riêng mình.

Ngày nay, thả đèn trời là biểu tượng văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương. Họ tin rằng chỉ cần họ viết ra những điều ước, thành tâm cầu nguyện lên ngọn đèn rồi thả đèn lên trời thì Thần sẽ chứng giám, nghe thấy và thực hiện những lời nguyện cầu này. Do đó, đây là một hoạt động có thể được nhìn thấy thường xuyên ở làng cổ Thập Phần.

Hiện nay việc thả đèn lồng trời còn nhiều tranh cãi bởi vì mỗi ngày ở làng cổ Thập Phần thả hàng trăm đến cả nghìn cái đèn lên trời, nhưng ngôi làng vẫn được chính phủ cho phép và lưu lại nét đẹp truyền thống này.

Tuy nhiên, bạn phải tuân theo một số quy định chặt chẽ về kích thước và thời gian thả đèn lồng trời đó nha. Khi thả đèn trời ở làng cổ Thập Phần, điều quan trọng là phải làm theo các bước sau:

1.Kiểm tra lồng đèn xem có hư hỏng bên ngoài nào không; đèn lồng không thể bay nếu không khí nóng bị rò rỉ ra ngoài.

2.Viết những điều bạn mong cầu lên đèn lồng.

3.Lấy một tờ giấy nến đã thấm dầu móc vào đoạn dây kẽm dưới đáy lồng đèn.

4.Nhẹ nhàng kéo mở đèn lồng để tất cả bốn góc trên được mở hoàn toàn và bằng phẳng; nên có một người giữ đèn lồng ở vị trí ở phía dưới để đảm bảo có đủ không khí nóng đi vào lồng đèn để đẩy nó lên trên.

5.Đốt giấy nến và đợi cho đến khi không khí nóng lấp đầy và mở rộng lồng đèn trước khi thả nó ra.

=> Tất cả những động tác này có thể nhờ bên bán đèn lồng hỗ trợ

Đèn lồng được làm bằng giấy mỏng với khung và dây tre. Về mặt lý thuyết, những chiếc đèn lồng sẽ cháy hết trên bầu trời chỉ còn khung tre rơi xuống đất. Có 10 thành phố và quận ở Đài Loan cấm thả đèn trời. Tuy nhiên việc thả đèn trời ở thành phố Tân Đài (nơi có làng Thập Phần) là hợp pháp. Mặc dù thế, người dân và du khách phải tuân theo hàng loạt quy định như kích thước của đèn và thời gian, địa điểm để thả, nếu không sẽ bị phạt.

Khách du lịch Đài Loan đến đây thường mua những đèn có nhiều màu sắc khác nhau để viết lên những điều ước của mình. Tùy theo bạn chọn màu phù hợp những điều mà bạn mong ước thì những đèn trời có giá cả khác nhau. Một màu: 150 Đài Tệ (105.000 VNĐ) còn bốn màu: 200 Đài Tệ (140.000 VNĐ)

Nói chung đến Thập Phần ai cũng muốn thử dược thả đèn trời 1 lần, vì nó rất khác với thả đèn ở Thái Lan. Ngay trên đường rày khu vực thả đèn trời nhóm mình gặp được Anh trai bán đèn lồng mà chụp ảnh cực kỳ có tâm, lại còn biết nói tiếng Việt mấy câu rất vui tính.

**Tham quan thác nước Thập Phần:

Thác nước Thập Phần. Ảnh: Sưu tầm

Nếu bạn có nhiều thời gian có thể dành khám phá thêm những địa điểm nổi bật ở Thập Phần như cầu treo Jing’an, nhà cổ Trần Thiên Lai, thác nước Thập Phần, sông Tamsui,…

Vì Kame tập trung khám phá thả đèn ở Thập Phần và cũng đi kết hợp nhiều nơi trong ngày nên không có nhiều thời gian thêm khám phá các địa điểm khác ở vùng đất xưa cổ thú vị này.